Cấu hình DHCP Failover Multi VLAN trên Windows Server 2016

Tác giả CCNACCNP, T.Tư 01, 2019, 06:23:38 CHIỀU

« Chủ đề trước - Chủ đề tiếp »

0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.

Cấu hình DHCP Failover Multi VLAN trên Windows Server 2016


1. Sau khi cấu hình 2 máy chủ DHCP và các scopes, chúng ta tiếp tục cấu hình Failover ở chế độ Active và Passive.

1.1. Trên DHCP server 1


Tiếp theo, tạo các card mạng ảo để làm gateway cho các VLAN. Để thực hiện việc này, chúng ta sử dụng công cụ Network Adapter Teaming (NIC teaming) có sẵn trên Windows Server. Mặc định chế độ này bị Disable, click vào để mở cửa sổ NIC Teaming.

  • Server Manager=> Local Server


  • Ta tiến hành configure với NIC vật lý có sẵn. Trên bảng TEAMS, chọn Task -> New Team.


  • Tạo 1 team tên my-interface với NIC vật lý có sẵn, xong nhấn Ok.


  • Add các NIC ảo vào team vừa tạo. Trên bảng Adapters and Interfaces, chọn Task -> Add Interface.


  • Lập lại quá trình tạo interface cho tất cả các VLAN còn lại.
  • Sau khi tạo xong các NIC ảo, NIC vật lý sẽ bị vô hiệu hóa. Tiến hành đặt địa chỉ IP cho các NIC ảo đó.







1.2  Trên DHCP server 2 chúng ta cũng tạo NIC ảo để làm gateway cho các VLAN như yêu cầu, và làm giống như ở DHCP server 1

2.  Cấu hình DHCP Failover

  • Trên DHCP Server 1, chuột phải vào IPv4 -> chọn Configure Failover


  • Chọn các Scope cần Failove, rồi nhấn Next.


  • Chọn Partner Server, ở đây là server DHCP2 với IP 172.16.66.161 mà chúng ta đã cấu hình từ trước.


  • Chọn cơ chế Hot standby. Partner Server sẽ là DHCP Server 2 và cho nó là Standby (Passive) – dự phòng. Và hiển nhiên DHCP Server 1 là Hot Standby (Active).
  • MCLT: là thời gian mà Standby server gia hạn IP cho client. Trường hợp này xảy ra khi client đã được cấp IP và đến lúc gia hạn lại mà không liên lạc được với Active server, thì lúc này Standby server đứng ra gia hạn cho client và áp dụng thời gian gia hạn tạm thời (MCLT).
  • Address Reserved : là phần trăm (%) lượng IP mà DHCP Server 2 sẽ giữ để cấp cho Client trong trường hợp Client không liên lạc được với DHCP Server 1 (Active).


  • Sau đó chúng ta nhấn Next=> Finish
  • Thông báo cấu hình failover đã thành công


  • Lúc này, trên server DHCP2 (Standby), dữ liệu về các scope DHCP tạo trên server DHCP1 đã được  đồng bộ qua


  • Như vậy là chúng ta đã cấu hình được máy chủ DHCP Failover. Khi server DHCP1 chết, server DHCP2 sẽ đứng ra thay thế và cấp phát IP một cách bình thường.