Cài đặt MySQL 4.1 trên Windows

Tác giả admin+, T.Ba 14, 2011, 09:53:59 CHIỀU

« Chủ đề trước - Chủ đề tiếp »

0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.

Cài đặt MySQL 4.1 trên Windows


1. Giới thiệu.

MySQL là một hệ CSDL được dùng khá phổ biến trên thế giới. Đặt điểm nổi bật của MySQL là tốc độ nhanh, dễ sử dụng, chạy trên nhiều hệ điều hành và hoàn toàn miễn phí.

Bài viết này mình sẽ hướng dẫn cách cài đặt và cấu hình MySQL trên Windows. Để tận dụng hết sức mạnh của MySQL trên Windows, các bạn nên cài MySQL trên Windows 2000 Pro, Server/Advanced Server, Windows XP Pro hoặc Windows Server 2003.

2. Tải MySQL về.

  • Vào thời điểm hiện tại của bài viết, phiên bản mới nhất của MySQL là 4.1.8 (   Đăng nhập để xem liên kết).
  • Các bạn có thể tải về phiên bản 4.1 của MySQL ở đây:   Đăng nhập để xem liên kết
  • Chỉ cần tải về phiên bản Windows Essentials x86 là đủ, dung lượng khoảng 13.5 Mb.

3. Cài đặt và cấu hình MySQL.

Cài đặt MySQL cũng giống như cài đặt các chương trình khác trên Windows, các bạn chạy tập tin mysql-4.1.8-essential-win.msi để bắt đầu cài đặt, nếu bạn dùng Win 98/ME, bạn cần cài Microsoft Install trước.

  • Bạn có thể chọn kiểu cài đặt là Typical, MySQL sẽ được cài đặt vào thư mục C:\Program Files\MySQL\MySQL Server 4.1 trên máy của bạn.
  • Cuối quá trình cài đặt, MySQL sẽ hỏi bạn có muốn tạo tài khoản để đăng nhập vào Website   Đăng nhập để xem liên kết hay không. Tài khoản này dùng để đăng nhập vào website   Đăng nhập để xem liên kết và sử dụng các dịch vụ ở đó, không liên quan gì đến CSDL trên máy của bạn. Bạn có thể chọn mục Skip Sign-UpNext để tiếp tục và nhấn Next.
  • Bước cuối cùng, MySQL sẽ hỏi bạn có muốn thiết lập cấu hình của MySQL hay không, bạn hãy đánh dấu chọn mục Configure the MySQL Server now và nhấn Next để tiếp tục.
  • Ở cửa sổ giới thiệu phần cấu hình cho MySQL Server, nhấn Next để bắt đầu. Ở cửa sổ tiếp theo, nếu máy tính của bạn chưa cài phiên bản MySQL nào trước đó, bạn có thể chọn mục Standard Configuration và nhấn Next để tiếp tục. Làm theo các bước hướng dẫn của MySQL để thiết lập cấu hình cho MySQL Server. Tuy nhiên, trong bài viết này, chúng ta sẽ thiết lập cấu hình cho MySQL theo mục Detailed Configuration.

Ở cửa sổ tiếp theo, bạn sẽ có 3 lựa chọn thiết lập cấu hình cho MySQL Server:

  • Developer Machine: với lựa chọn này, MySQL sẽ sử dụng ít memory nhất, thích hợp cài trên các máy của lập trình viên dùng để phát triển phần mềm.
  • Server Machine: lựa chọn này thích hợp cho các hosting server (vừa chạy MySQL vừa chạy Web server, Mail server...).
  • Dedicated MySQL Server Machine: lựa chọn này dành cho các server chỉ chuyên chạy MySQL, không chạy thêm các dịch vụ server nào khác. MySQL sẽ dùng trọn memory của máy để tăng tốc độ truy xuất CSDL.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ lựa chọn kiểu cài đặt Developer Machine. Ở cửa sổ tiếp theo, MySQL sẽ cho ta lựa chọn để tối ưu hoá cách sử dụng CSDL:

  • Multìunctional Database: tối ưu hoá CSDL để sử dụng với nhiều mục đích khác nhau.
  • Transactional Database Only: tối ưu hoá CSDL để sử dụng kiểu table InnoDB (bạn vẫn có thể sử dụng được kiểu table MyISAM). Thích hợp cho CSDL sử dụng nhiều đến transaction.
  • Non-Transactional Database Only: tối ưu hoá để sử dụng kiểu table MyISAM. Thích hợp cho các CSDL lưu và phân tích log.

Vì chúng ta đã chọn kiểu máy chủ là Developer Machine ở bước trước, nên bước này Multifunctional Database là lựa chọn thích hợp nhất.

  • Ở bước tiếp theo, MySQL sẽ hỏi nơi dùng lưu trữ dữ liệu của kiểu table InnoDB, bạn hãy chọn ổ đĩa và thư mục để chứa data và nhấn Next để tiếp tục.
  • Bước tiếp theo MySQL sẽ hỏi xem ước lượng có bao nhiêu kết nối đồng thời đến server. Tuỳ vào mật độ sử dụng CSDL bạn hãy chọn số lượng kết nối tối đa cho thích hợp. Nếu máy ở nhà dùng để phát triển các ứng dụng thì khoảng 10-15 kết nối là vừa, nếu là dedicated server chỉ host vài site thì mỗi site khoảng 10-20 kết nối, nếu là shared hosting server thì số lượng kết nối nên để 100-500
  • Ở bước tiếp theo bạn hãy chọn mục Enable TCP/IP Networking và để port number là 3306
  • Bước tiếp theo MySQL sẽ hỏi bạn chọn charset mặc định cho CSDL. Nếu CSDL của bạn chủ yếu là tiếng Anh, bạn hãy chọn Standard Character Set. Nếu CSDL của bạn sử dụng Unicode với tiếng Việt hoặc các ngôn ngữ khác nhau thì bạn hãy chọn Best Support For Multilingualism. Trong bài viết này chúng ta sẽ chọn Best Support For Multilingualism.

Nếu bạn cài MySQL trên Windows 2k, XP Pro hoặc 2k3 Server, MySQL có thể và nên chạy dưới dạng như là một dịch vụ.

  • Bước tiếp theo, bạn hãy tạo 1 account cho user root (account có quyền cao nhất) của CSDL. Bạn hãy nhớ cho thật kỹ mật mã của account root vì một khi bị quên mật mã sẽ khó mà lấy lại được.
  • Vì lý do bảo mật, bạn chỉ nên cấp quyền truy cập cho account root từ localhost và đừng tạo account anonymous trên hệ thống.
  • Bước cuối cùng, bạn hãy nhấn vào nút Execute để bắt đầu quá trình thiết lập cấu hình cho MySQL server. Sau khi quá trình thiết lập kết thúc, nhấn nút Finish để hoàn tất.

4. Kiểm tra kết quả cài đặt.

Sau khi quá trình cài đặt, bạn có thể vào thư mục C:\Program Files\MySQL\MySQL Server 4.1\bin và chạy tập mysql.exe nhưng tốt nhất là chạy ở cửa sổ dòng lệnh command line với tham số như sau.

Mã nguồn [Chọn]
mysql -u root -p
MySQL sẽ nhắc bạn nhập mật khẩu cho tài khoản root. Nếu nhập đúng mật mã, bạn sẽ nhận được màn hình chào đón như sau:

Mã nguồn [Chọn]
Welcome to the MySQL monitor. Commands end with ; or \g.
Your MySQL connection id is 8 to server version: 4.1.8-nt

Type 'help;' or '\h' for help. Type '\c' to clear the buffer.

mysql>

Nếu bạn nhận được thông báo lỗi thay cho màn hình chào đón trên thì bạn hãy kiểm tra lại quá trình cài đặt hoặc kiểm tra lại tài khoản và mật khẩu bạn đã nhập vào đúng chưa.

5. Nếu bạn quên mật khẩu của tài khoản root.

Nếu bạn chẳng may quên mất mật khẩu của tài khoản root, bạn có thể chạy tập tin C:\Program Files\MySQL\MySQL Server 4.1\bin\MySQLInstanceConfig.exe để thực hiện lại quá trình cấu hình MySQL Server. Cũng vì lý do này, sau khi cài đặt và cấu hình xong MySQL, bạn nên xoá hoặc dấu tập tin này cho kỹ đề phòng người khác chạy tập tin này để đặt lại mật khẩu của tài khoản root.

Đến đây các bạn đã cài đặt thành công MySQL trên Windows rồi đó. Hẹn gặp lại các bạn trong các bài viết sau về cách sử dụng và quản trị MySQL.