Hướng dẫn sử dụng vmWare WorkStation

Tác giả admin+, T.Ba 18, 2011, 10:03:46 CHIỀU

« Chủ đề trước - Chủ đề tiếp »

0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.

Hướng dẫn sử dụng vmWare WorkStation


Vmware GSX Server

Thông thường mọi người hay sử dụng Vmware Workstation cài trên một máy đơn lẻ, khi chạy máy ảo (VM) sẽ chạy trực tiếp trên máy đó. Tuy nhiên khi chạy trực tiếp, cả máy thực lẫn máy ảo sẽ chạy chậm. Vmware còn có sản phẩm GSX Server. Vmware GSX Server gồm 2 thành phần: GSX Server và Virtual Machine Console và bao gồm 2 gói: 1 gói cài đặt trên Server và 1 gói cài đặt trên client. Gói trên Server bao gồm cả 2 thành phần GSX Server và Virtual Machine Console, gói trên Client chỉ có Virtual Machine Console.


Về cơ bản, GSX Server sẽ chạy tương tự như Vmware Workstation, tức là cho phép tạo một máy ảo, chạy máy ảo,... Tuy nhiên nó có thêm giao tiếp để Virtual Machine Console kết nối đến và chạy máy ảo . Các thông tin cấu hình của máy ảo, file dữ liệu... đều được lưu trên máy cài GSX Server. Ngay cả việc chạy máy ảo cũng được thực hiện trên máy cài GSX Server đó, còn máy client chạy VM Console chỉ làm nhiệm vụ thiết bị terminal hiển thị lên trên Client.

Vmware GSX Server hỗ trợ trên Windows, Linux. VM Console cũng hỗ trợ Windows và Linux. Dưới đây sẽ hướng dẫn cài đặt và cấu hình GSX Server trên Windows còn cài đặt và cấu hình VM Console sẽ trên Linux. Các giao diện để thực hiện trên Windows và Linux cũng tương đối giống nhau nên người đọc có thể áp dụng cho các trường hợp còn lại.

GSX Server trên Windows được download tại đây:

Hiện tại VMWare cũng cung cấp phiên bản VMWare Server miễn phí, dùng cũng tương tự như GSX

1. Cài đặt VMWare GSX Server trên Windows

Việc thực hiện cài đặt trên Windows tương đối dễ, chỉ bao gồm Next, Back, gõ ***,... Có thể xem Hình 0 bên dưới để tham khảo.

2. Cài đặt VMWare Console trên Linux

Trên Linux, Virtual Machine Console (VM Console) được phân phối dưới dạng file zip. Sau khi unzip, linux-client gồm file .tar.gz và file dạng .rpm. Các bước cài đặt VM Console trên Linux được thực hiện như sau:

  • Trong cửa sổ Terminal (ví dụ Konsole trên KDE), dùng lệnh su để chuyển sang quyền root
  • Unzip file Vmware-linux-client.zip vào /tmp. Sử dụng lệnh unzip
  • Dùng lệnh cd để chuyển vào thư mục /tmp
  • Trong thư mục /tmp đã có các file .tar.gz, file .rpm
  • Dùng lệnh ls để xem tên file
  • Đối với file .rpm, để cài đặt, sử dụng lệnh rpm
  • Với file .tar.gz, dùng lệnh tar
  • Sau khi thực hiện việc cài đặt, dùng lệnh vmware-console để chạy VM Console trên Linux.

Sau khi cài đặt VM Console trên Linux, thực hiện cài đặt máy ảo. Việc cài đặt máy ảo có thể thực hiện trên máy cài GSX Server, hoặc thực hiện từ xa trên máy cài VM Console. Dưới đây sẽ hướng dẫn cài máy ảo, quản lý máy ảo trên VM Console.

3. Sử dụng VM Console

Trên máy client chạy Linux, để chạy VM Console, gõ lệnh:

Giao diện của VM Console như Hình 1.

Trong Hình 1, nhắp vào biểu tượng Connect to Host để kết nối đến máy cài VMWare GSX Server.

Trong Hình 2, nhập địa chỉ IP, username, password của GSX Server vào các ô tương ứng, sau đó nhắp OK. Tất nhiên username, password ở đây là username, password của Windows, có quyền chạy VMWare. VM Console sẽ kết nối đến GSX Server. Sau khi kết nối thành công, trên VM Console sẽ xuất hiện các chức năng liên quan đến máy ảo (Hình 3)

Trong Hình 3, có một số chức năng:

  • New Virtual Machine: cho phép tạo máy ảo mới (các thông tin liên quan đến máy ảo sẽ được lưu trên GSX Server)
  • Open Existing Virtual Machine: mở một máy ảo đã tồn tại
  • Switch Host: chuyển sang host GSX Server khác
  • Configure Host: Cấu hình GSX Server

Trong Hình 3, nhắp biểu tượng New Virtual Machine

Trong Hình 4, chọn Custom, sau đó nhắp Next

Trong Hình 5, cho phép lựa chọn Hệ điều hành cài trên máy ảo (Guest OS). VMWare hỗ trợ khá nhiều Hệ điều hành, trong ví dụ này, chọn RHEL 4.. Sau đó nhắp Next.

Trong Hình 6, có thể thay đổi tên của máy ảo, đường dẫn đến thư mục lưu trữ thông tin về máy ảo. Sau đó nhắp Next. Nên để đường dẫn máy ảo trên một HDD riêng, khác với HDD boot.

Trònh Hình 7, có thể lựa chọn account cho phép shutdown máy ảo. Bước này giữ nguyên như ngầm định.

Bộ nhớ dành cho máy ảo sẽ được lấy từ phần dư của RAM trên máy thật cài GSX Server. Nếu chọn các Hệ điều hành trong list đưa ra ở Hình 5, Vmware sẽ đưa ra các thông tin về bộ nhớ tối thiểu, bộ nhớ khuyến nghị,... dành cho Guest OS. Mục đích của việc này là lấy lượng bộ nhó vừa đủ để có thể chạy Guest OS mà không ảnh hưởng đến Hệ điều hành chính. Tuỳ vào RAM thật có trên Server và Guest OS nào mà chọn kích thước bộ nhớ ảo cho phù hợp. Bước này, e chọn 256 MB.

Trong Hình 9 cho phép chọn kiểu của card mạng trên máy ảo. Có thể chọn kiểu Bridged, NAT, host-only (chọn card mạng thật), hoặc không sử dụng mạng, e chọn là Use bridged network. Ở đây khuyến nghị rằng nếu server có 02 card mạng, nên chọn Use host-only networking và chọn card mạng thứ 2 cho máy ảo.

VMWare hỗ trợ bus SCSI và IDE cho HDD ảo. HDD ảo thực chất là một file có định dạng trên HDD thật. Lựa chọ bus kiểu nào để Guest OS sử dụng mô phỏng về bus đó để kết nối với file nói trên. Mọi thao tác trên HDD ảo chính là thao tác với file đó. VMWare cũng cho phép lựa chọn một partition trên HDD thật làm HDD ảo. Tuy nhiên dùng kiểu này khá nguy hiểm vì có thể xoá dữ liệu trên HDD thật.

Đối với Guest OS là Windows, nên chọn bus IDE để kết nối, tránh khi cài đặt, Windows không nhận ra ổ cứng ảo.

Ở bước này, do e chọn Guest OS là Linux, nên e chọn SCSI – ngầm định.

Trong Hình 11, có 2 lựa chọn cho HDD ảo. Virtual Disk chính là 1 file có định dạng đã nói trên, Physical Disk là 1 partition trên ổ thật. Do giao tiếp với file có định dạng, khi kích thước file lớn, kiểu gì cũng sẽ chậm, như vậy sẽ ảnh hưởng đến tốc độ của Guest OS trên máy ảo. Nếu GSX Server nếu có thêm ổ thứ 2, loại SCSI thì e khuyến nghị là chọn kiểu Physical Disk và chọn 1 partition trên ổ thứ 2 đó. Trong Hướng dẫn này, e chọn ngầm định.

Trong Hình 12 cho phép xác định kích thước của HDD ảo. Ở đây chọn ngầm định.
Sau khi cấu hình, GSX Server sẽ tạo HDD ảo và các thông tin liên quan và đưa ra lựa chọn để có thể chỉnh sửa, chạy máy ảo.

Trong Hình 13, có thể thay đổi các thông số liên quan đến máy ảo như thêm ổ ảo, thay đổi kiểu card mạng,...bằng cách chọn Edit virtual machine settings.

Ở cột bên trái là danh sách các máy ảo đã được tạo. Để chạy máy ảo nào, lựa chọn máy ảo đó vào nhắp Start this virtual machine

Sau khi chạy máy ảo, có thể tiến hành cài đặt bình thường như đối với máy thật.

4. Một số lưu ý khi sử dụng máy ảo

Trước khi chạy máy ảo, nên vào menu View->Preference của VMWare, chọn tab Input (Hình 15)

Trong Hình 15, chon Grab keyboard and mouse input *** press.
Máy ảo sử dụng một BIOS ảo để xác nhận các thông tin khi boot giống như máy thật. Để vào BIOS của máy ảo, ấn phím F2 khi khởi động.

Trong Hình 16, có 1 số nút có thể chọn để Power of, Suspend, Start, Restart máy ảo.
Khi đang sử dụng máy ảo, có thể dùng tổ hợp phím Ctrl+Alt để chuyển sang máy thật.
Dùng chức năng Snapshot để capture hình ảnh trên máy ảo.
Đối với ổ CD-DVD trên máy ảo, có thể lựa chọn ổ thật hoặc 1 file .iso để làm ổ ảo bằng cách edit các thông số của máy ảo.

Với Guest OS là Windows, cần cài thêm Vmware Tools bằng cách chọn Menu VM->Install Vmware Tools. Vmware Tools sẽ cài driver card màn hình ảo cho Guest OS.