Cài đặt Telnet Unix CentOS RHEL Scientific Linux 6 & 7

Tác giả NetworkEngineer, T.Bảy 10, 2019, 03:19:56 CHIỀU

« Chủ đề trước - Chủ đề tiếp »

0 Thành viên và 3 Khách đang xem chủ đề.

Cài đặt Telnet Unix CentOS/RHEL/Scientific Linux 6 & 7


Trước khi cài đặt và sử dụng máy chủ Telnet thì các bạn hãy ghi nhớ những điều sau.

  • Sử dụng Telnet trong mạng WAN là ý tưởng rất xấu vì nó truyền dữ liệu đăng nhập ở định dạng rõ ràng. Tất cả mọi thứ sẽ được gửi trong văn bản đơn giản mà không được mã hóa.
  • Nếu bạn vẫn cần Telnet thì chỉ nên sử dụng nó trong mạng nội bộ LAN.
  • Ngoài ra, bạn có thể sử dụng dịch vụ SSH nhưng hãy chắc chắn rằng bạn đã vô hiệu hóa đăng nhập root trong dịch vụ SSH.

1. Telnet là gì?.

Telnet là một giao thức mạng được sử dụng để kết nối với các máy tính từ xa qua mạng TCP/IP. Khi bạn thiết lập kết nối với máy tính từ xa, nó sẽ trở thành một thiết bị đầu cuối ảo và sẽ cho phép bạn giao tiếp với máy chủ từ xa từ hệ thống nội bộ của bạn.

Trong hướng dẫn ngắn gọn này, chúng ta hãy xem cách cài đặt Telnet và cách truy cập các hệ thống từ xa qua Telnet.

2. Cài đặt máy chủ Telnet.

  • Mở terminal của bạn ra và gõ lệnh sau để cài đặt Telnet.

Mã nguồn [Chọn]
yum install telnet telnet-server -y
  • Bây giờ dịch vụ Telnet đã được cài đặt trong máy chủ của bạn.

3. Cấu hình máy chủ Telnet.

  • Tiếp theo là chỉnh sửa tập tin cấu hình của Telnet tại đường dẫn /etc/xinetd.d/telnet.

Mã nguồn [Chọn]
vi /etc/xinetd.d/telnet
  • Cấu hình thông số disable = no như dưới dây.

Mã nguồn [Chọn]
# default: on
# description: The telnet server serves telnet sessions; it uses \
#       unencrypted username/password pairs for authentication.
service telnet
{
        flags           = REUSE
        socket_type     = stream
        wait            = no
        user            = root
        server          = /usr/sbin/in.telnetd
        log_on_failure  += USERID
        disable         = no

  • Lưu lại thay đổi và thoát tập tin. Hãy chú ý rằng bạn đã không thực hiện bước này trong CentOS 7.
  • Bây giờ các bạn hãy khởi động lại dịch vụ Telnet và cấu hình Telnet tự động Boot cùng hệ điều hành Linux bằng lệnh sau.

Trên các hệ thống CentOS 6.x:

Mã nguồn [Chọn]
service xinetd start
chkconfig telnet on
chkconfig xinetd on

Trên các hệ thống CentOS 7:

Mã nguồn [Chọn]
systemctl start telnet.socket
systemctl enable telnet.socket

4. Cấu hình tường lửa với Telnet.

Để kết nối được đến máy chủ Telnet thì các bạn phải cho phép Port mặc định của Telnet23 đi qua tường lửa và Router của bạn. Để cho phép Port 23 đi qua tường lửa Iptables trên hệ điều hành CentOS 6 thì các bạn hãy làm theo sau.

  • Mở tập tin cấu hình của tường lửa Iptables theo đường dẫn sau đây /etc/sysconfig/iptables.

Mã nguồn [Chọn]
vi /etc/sysconfig/iptables
  • Thêm dòng in đậm như sau đây.

Mã nguồn [Chọn]
# Firewall configuration written by system-config-firewall
# Manual customization of this file is not recommended.
*filter
:INPUT ACCEPT [0:0]
:FORWARD ACCEPT [0:0]
:OUTPUT ACCEPT [0:0]
-A INPUT -m state --state ESTABLISHED,RELATED -j ACCEPT
-A INPUT -p icmp -j ACCEPT
-A INPUT -i lo -j ACCEPT
-A INPUT -p tcp -m state --state NEW --dport 23 -j ACCEPT
-A INPUT -m state --state NEW -m tcp -p tcp --dport 22 -j ACCEPT
-A INPUT -j REJECT --reject-with icmp-host-prohibited
-A FORWARD -j REJECT --reject-with icmp-host-prohibited
COMMIT

  • Lưu lại thay đổi và khởi động lại dịch vụ Iptables theo lệnh sau.

Mã nguồn [Chọn]
service iptables restart
  • Trên hệ điều hành CentOS 7 các bạn có thể cho phép một Port đi qua tường lửa Iptables bằng lệnh sau.

Mã nguồn [Chọn]
firewall-cmd --permanent --add-port=23/tcp
firewall-cmd --reload

  • Bây giờ các bạn đã hoàn tất xong việc cài đặt và cấu hình máy chủ Telnet, lúc này nó đã có thể sẵn sàng để sử dụng được rồi.

5. Tạo người dùng  trong máy chủ Telnet.

  • Các hãy tạo một người dùng để chúng ta sử dụng thử ví dụ như vietnetwork với mật khẩu vietnetwork.

Mã nguồn [Chọn]
useradd vietnetwork
passwd vietnetwork

6. Cấu hình máy khách Telnet.

  • Chúng ta sẽ cài đặt máy khách Telnet trên Linux qua lệnh sau đây.

Mã nguồn [Chọn]
yum install telnet
  • Trên các hệ thống dựa trên DEB thì các bạn hãy sử dụng lệnh này.

Mã nguồn [Chọn]
sudo apt-get install telnet
  • Bây giờ các bạn hãy mở cửa sổ Terminal và thử kết nối đến máy chủ Telnet mà chúng ta đã cài đặt và cấu hình ở trên.
  • Gõ lệnh sau để kết nối với máy chủ Telnet.

Mã nguồn [Chọn]
telnet 192.168.1.150
  • Nhập tên người dùng và mật khẩu mà chúng ta vừa mới lúc nãy trong máy chủ Telnet. Kết quả sẽ trông như sau.

Mã nguồn [Chọn]
Trying 192.168.1.150...
Connected to 192.168.1.150.
Escape character is '^]'.

Kernel 3.10.0-123.13.2.el7.x86_64 on an x86_64
server1 login: vietnetwork
Password:
[vietnetwork@vietnetwork ~]$

  • Như các bạn thấy kết quả ở trên thì chúng ta đã kết nối thành công từ máy khách Telnet đến máy chủ Telnet.
  • Nếu các bạn sử dụng hệ điều hành Windows thì các bạnhãy vào Start -> Run -> Command Prompt. Một cửa số dòng lệnh sẽ được mở ra và trong dấu nhắc lệnh các bạn hãy gõ lệnh sau.

Mã nguồn [Chọn]
telnet 192.168.1.150
  • Địa chỉ IP 192.168.1.150 là địa chỉ IP của máy chủ Telnet mà chúng ta đã cấu hình ở trên.

Như vậy chúng ta đã trải qua các bước cài đặt và cấu hình máy chủ Telnet, bây giờ các bạn có thể sử dụng nó trong việc quản lý, vận hành và duy trì máy chủ từ xa một cách dễ dàng.

Nếu các bạn có ý kiến hay thủ thuật gì hay hơn thì hãy đừng quên chia sẻ cho mọi người qua bình luận bên dưới.

Các chủ đề tương tự (10)

220

Trả lời: 0
Lượt xem: 1525