Giới thiệu Mail Server Zimbra

Tác giả server360, T.M.Hai 27, 2018, 05:37:42 CHIỀU

« Chủ đề trước - Chủ đề tiếp »

0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.

Giới thiệu Mail Server Zimbra


Zimbra nguyên là một công ty độc lập về phần mềm nguồn mở được Yahoo mua lại năm 2007.  Điều đó cũng chứng tỏ sản phẩm của công ty được đánh giá cao. Theo quảng cáo trên site của hãng thì hiện có 60.000 tổ chức và 40 triệu mailbox đang dùng Zimbra.


Zimbra Collaboration Suite là bộ phần mềm cộng tác gồm cả phần mềm chạy trên máy chủ và máy trạm có các đặc điểm, tính năng chính sau:

  • Thư điện tử: một hệ thống thư điện tử hoàn chỉnh gồm Mail server (SMTP, POP3, IMAP, antivirus, antispam, openLDAP, backup, ..., có đầy đủ các tính năng như auto-reply, auto-forward, mail filter, ...) và Mail client (Zimbra desktop và Zimbra Web Client).
  • Lịch công tác (calendar): lịch cá nhân và lịch nhóm, tự động gửi mail mời họp,...
  • Sổ địa chỉ (Contacts): sổ cá nhân và sổ chung của nhóm
  • Danh mục công việc (Task): của cá nhân và nhóm.
  • Tài liệu (Documents): tài liệu dưới dạng wiki của cá nhân hoặc soạn tập thể
  • Cặp hồ sơ (Briefcase): lưu file dùng riêng hoặc chung.
  • Chat: chat nội bộ trong mạng LAN hoặc trên Internet.
  • Tất cả các mục trên đều có phần chạy trên máy chủ (nằm trong Zimbra Server), lưu trên máy chủ để có thể dùng chung được và truy cập được từ bất kỳ đâu có Internet. (nếu cài trên máy chủ có Internet). Các mục đó đều có khả năng share (kể cả các thư mục email: Inbox, Sent) cho người khác dùng chung.
  • Zimbra có hai phần mềm client: Zimbra desktop và Zimbra Web client là giao diện với người dùng. Zimbra desktop (tương tự như Outlook, KMail,...) cài được trênWindows, Mac, Linux. Ngoài ra có thể dùng các mail client khác như Outlook, Evolution, KMail, Thunderbird, ... Hai loại mail client trên ứng với hai cách làm việc:
  • Làm việc online, dùng Zimbra web client. Mọi thông tin sẽ lưu trên máy chủ Zimbra. Zimbra Web Client có hai giao diện: dạng html thông thường, nhanh nhưng ít tính năng và dạng Ajax (tương tự Yahoo Mail). Zimbra Web Client là một trong những Web Client hoàn chỉnh nhất hiện nay (hỗ trợ hầu hết tính năng của Zimbra Server, kể cả chat).
  • Làm việc offline, dùng các mail client còn lại. Riêng Outlook, Apple Desktop và Evolution có thể đồng bộ email, calendar, contacts và task với máy chủ Zimbra, các mail clien khác chỉ dùng đọc và gửi email.
  • Zimbra cũng hỗ trợ làm việc với các điện thoại di động iPhone, Blackberry, ...
  • Zimbra có một kho các Zimlet (một thứ tương tự các extensions của Firefox) mà các quản trị mạng có thể chọn cài để bổ xung tính năng. Mọi người có thể tự viết các Zimlet để kết nối hệ thống Zimbra với các hệ thống thông tin khác hoặc mở rộng tính năng. Đây có lẽ là một trong những điểm mạnh nhất và sẽ gây nghiện cho người dùng giống như các extensions của Firefox vậy.
  • Quản trị hệ thống qua giao diện web khá đầy đủ và chi tiết với nhiều tiện ích. Ví dụ có thể tạo hàng trăm account trong vài phút.


Zimbra có một bản opensource miễn phí và ba bản khác có thu phí. Bản đắt nhất là 35USD/user/năm cho 25 user đầu. Bản opensource có các tính năng sử dụng giống bản có phí, chỉ kém một số tính năng quản trị nhưng có thể bù đắp  bằng cách tự cài bổ xung và hoàn toàn có thể dùng bản opensource vào các hệ thống thật được.

Về kiến trúc bên trong, Zimbra vẫn sử dụng các bộ phần mềm chức năng (nguồn mở) phổ biến như OpenLDAP, Postfix, SpamAssassin, Amavisd, Tomcat, ... cùng với một số phần mềm riêng tạo nên một hệ thống tích hợp chặt chẽ. Có thể không dùng OpenLDAP mà dùng Windows Active Directory, hoặc import user từ một máy chủ Exchange sang.

Hiện tại, Zimbra Server có các bản cài trên Red Hat, Fedora, CentOS, Debian, SUSE, Ubuntu và MacOS. Nếu chỉ cài trên một máy chủ độc lập thì cách cài đặt khá đơn giản và nhanh.

Zimbra có thể cài theo nhiều cấu hình khác nhau từ một hệ thống nhỏ vài chục account trên một máy chủ duy nhất cho đến hệ thống rất lớn hàng nghìn account trên nhiều máy chủ có các chức năng khác nhau. Có khả năng mở rộng (scalability) bằng cách thêm máy chủ dễ dàng.

Hiện đang chạy thử trên một cặp máy chủ clustering bằng drbd và heartbeat và chưa chê được điểm gì. Hoàn toàn có thể thay được cặp Exchange + Outlook (nhất là với trình độ sử dụng như hiện nay). Phải chạy thật và sau một thời gian mới có thể phát hiện xem có lỗi gì không.